Quyền T Do Hội Họp

TRONG THỂ CHẾ NHÂN BẢN VÀ DÂN CHỦ

( Thử xác định quyền tự do hội họp, một quyền căn bản của tự do cá nhân,  trong Thể Chế Nhân Bản và Dân Chủ cho Việt Nam)

  NGUYỄN HỌC TẬP

 

Mọi người có quyền tự do hội họp ôn ḥa, không vơ trang và không cần phải  báo trước, ở nơi riêng tư cũng như ở những nơi được mở ra cho dân chúng.

Đối với những cuộc hội họp ở các nơi công cộng, cần phải báo trước. V́ lư do an ninh chung hoặc để tránh gây thương tích cho dân chúng, Chính Quyền có thể không cho phép, với lư do chính đáng.

Nguyên tắc 8 của Văn Bản Nền Tảng Thể Chế Nhân Bản và Dân Chủ đề cập đến quyền tự do hội họp.

Hội họp là một cuộc tập hợp tạm thời một số người, bởi v́ một cuộc tập hợp bền vững sẽ thành một tổ chức hội đoàn hay hiệp hội.

Hội họp cũng không phải là một cuộc tập hợp  bất thần, bởi lẽ với một cuộc tập hợp như vậy, chúng ta sẽ có một nhóm người tựu hợp.

 

Hội họp là một cuộc quy tựu của một nhóm người đến gặp gở nhau ở một địa điểm, có thoả thuận với nhau trước hoặc do những ai chủ xướng hữu  danh mời tham dự ( có thể nặc danh hay nhân danh tổ chức, trong trường hợp lời mời được phổ biến bằng bích chương, báo chí hay các phương tiện truyền thông khác) với mục đích để thoả măn những lợi thú cá nhân hay công ích mà ḿnh nhằm đạt được về nhiều phương diện ( chính trị, kinh tế, xă hội, văn hóa, giáo dục, tôn giáo, thể thao, nghệ thuật…).

Quyền tự do hội họp là phương thế quan trọng để thực hiện nhiều quyền tự do khác ( tự do ngôn luận và truyền bá tư tưởng, giáo dục, phát huy văn hóa, nghệ thuật,  phượng tự, giải trí, thể thao…).

Quyền tự do hội họp là một quyền tự do cá nhân căn bản, bất khả xâm phạm của con người, mà nguyên tắc nền tảng đầu tiên của Thể Chế Nhân Bản và Dân Chủ nhận biết và bảo đảm , cũng như  quy trách cho cơ chế Quốc Gia thực thi và bảo đảm ngay ở điều khoản đầu của Văn Bản Nền Tảng  của Thể Chế mà chúng ta ước muôn cho đất nước:

Quốc Gia nhận biết và bảo vệ các quyền bất khả xâm phạm của con người, con người như cá nhân hay con người như thành phần các tổ chức xă hội trung gian, nơi con người phát triển nhân cách của ḿnh

Các quyền căn bản được kể sau đây có giá trị bắt buộc đối với các cơ chế Quốc Gia, như là những quyền đ̣i buộc trực tiếp ( Nguyên tắc 1, đoạn 3 và 4 Thể Chế Nhân Bản và Dân Chủ).

Là quyền tự do căn bản, v́ tự do hội hợp liên quan đến bản thể con người, là một trong những yếu tố thiết yếu làm cho con người, tiếp xúc với người khác, trao đổi tư tưởng với người khác để học hỏi, làm giàu thêm kiến thức của ḿnh, cùng quyết định với người khác để thực hiện ước vọng cho chính ḿnh và cho cộng đồng Quốc Gia.

Homo sociale animal est ( Con người là một hữu thể sống động có đặc tính xă hội), nói như người La Tinh.

Nói tóm lại, tự do hội hợp là yếu tố cần thiết cho con người phát triển chính bản thân ḿnh và cộng tác với người khác để phát triển Quốc Gia, mục đích tối thượng của tổ chức Quốc Gia:

Quốc Gia có bổn phận dẹp bỏ đi những chướng ngại vật về phương diện luật pháp, chính trị, kinh tế và xă hội, là những chướng ngại vật, trong khi giới hạn trên thực tế tự do và b́nh đẳng của người dân, cản trở họ phát triển hoàn hảo con người của ḿnh và tham dự một cách thiết thực vào các tổ chức chính trị, kinh tế và xă hội của xứ sở (Điều 3, đoạn 2 , id.).

  a ) ở nơi riêng tư  : nhà tư, trụ sở và địa ốc tư riêng của các tổ chức, nơi mà chỉ có chủ nhân hay những người đích danh được mời tham dự  mới có quyền đến.

Những cuộc hội hợp ở nơi riêng tư không cần phải báo trước , và nhân viên công lực không có quyền can thiệp, v́ nơi riêng tư hay gia cư thuộc lănh vực tự do cá nhân được nguyên tắc 2 và 12  của Văn Bản Nền Tảng Thể Chế Nhân Bản và Dân Chủ bảo đảm:

- Tự do cá nhân bất khả xâm phạm (Nguyên tắc 2, đoạn 1 , id.).

- Gia cư là lănh vực bất khả xâm phạm.

Cấm ngặt mọi hành vi đột nhập, lục soát, trưng thu, chỉ trừ các trường hợp và theo thể thức luật định, do án trác có lư chứng của tư pháp, dựa trên nguyên tắc bảo vệ an ninh, tự do và nhân phẩm cá nhân và thể chế hiến định Quốc Gia ( Nguyên tắc 12, đoạn 1 và 2, id.).

 

Nhân viên công lực chỉ có thể can thiệp vào gia cư tư nhân hay ở nơi riêng tư   v́ lư do y tế và an ninh công cộng, theo thể thức luật định và phải có án trác có lư chứng của tư pháp .

Nguyên tắc 12, đoạn 2 vừa được đề cập cho thấy Văn Bản Nền Tảng tuyên bố dưới h́nh thức dành quyền quyết định tuyệt đối ( riserva assoluta di legge) đối với luật pháp:

“…do án trác có lư chứng của tư pháp ”.

Điều vừa kể có nghĩa là chỉ có cơ quan tư pháp mới được quyền ra lệnh đột nhập, lục soát, trưng thu tại gia cư, với án trác có lư chứng.

Trước hết Văn Bản Nền Tảng của Thể Chế Nhân Bản và Dân Chủ dành cho cơ quan Lập Pháp ( Quốc Hội) soạn thảo chuẩn y hay bác bỏ   các đạo luật chuyên biệt,  liên quan đến các trường hợp và thể thức kiểm chứng và lục soát gia cư.

Dĩ nhiên những đạo luật chuyên biệt vừa kể không thể nào là những đạo luật mang tính cách vi hiến.

Và Viện Bảo Hiến sẽ là cơ quan phán quyết việc làm vừa kể của Quốc Hội.

Các đạo luật chuyên biệt về việc kiểm chứng và lục soát của Quốc Hội không thể nào đi ngược lại nguyên tắc 2( về tự do cá nhân) và 12( tự do gia cư) của Văn Bản Nền Tảng đă được đề cập, cũng như của điều 13, đoạn 3 về quyền tự do cá nhân của Hiến Pháp 1947 Ư Quốc:

Mọi áp bức, bạo lực, khủng bố đối với thể xác và tin thần của người bị giảm thiểu tự do sẽ bị trừng phạt (Điều 13, đoạn 3, Văn Bản Nền Tảng Thể Chế Nhân Bản và Dân Chủ).

Nói cách tổng quát, Quốc Hội không thể nào chuẩn y một đạo luật đi ngược lại tinh thần của nguyên tắc nền tảng 25:

Không thể được chấp nhận bất cứ điều khoản nào của luật pháp, trong đó một quyền căn bản bị vi phạm đến nội dung thiết yếu của ḿnh và nhân phẩm con người bị xúc phạm  (  Điều 19, đoạn 2 , Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức).

Như vậy Văn Bản Nền Tảng đă giới hạn một mặt, đối với Lập Pháp.

Nhưng một khi đă có đạo luật xác định các trường hợp và thể thức rồi, Chính Quyền hay nhân viên công lực, cánh tay vơ trang của Chính Quyền, cũng chưa có thể dựa trên luật pháp tự động tùy hỷ kiểm chứng, lục soát, bắt giam, trưng thu.

Trước khi có quyền ra tay , nhân viên công lực phải có được án trác có lư chứng của tư pháp:

“…và phải có án trác có lư chứng của tư pháp .

 

Như vậy Hiến Pháp bảo chứng tự do cá nhân nói chung và tự do gia cư nói riêng bằng cách tăng cường đến hai biện pháp: giới hạn Quốc Hội  và dành quyền quyết định tối hậu cho tư pháp, khi tư pháp có được những lư do chắc chắn, có lư chứng , cần thiết để bảo vệ y tế và an ninh công cộng.

Chỉ có tư pháp mới có quyền ra lệnh hành xử trong trường hợp xác định, bằng án trác có lư chứng .

Và dĩ nhiên lư chứng đó, người dân có thể đệ đơn đến Tối Cao Pháp Viện hay Viện Bảo Hiến, để xin kiểm chứng thực hư.

Nói cách khác, Lập Pháp, Hành Pháp và Tư Pháp không thể muốn hành xử quyền lực Quốc Gia thể nào tùy hỷ đối với người dân.

Luật pháp phải được Quốc Hội chuẩn y dựa trên các luật lệ nền tảng

 trong các trường hợp và theo thể thức bảo vệ an ninh, tự do và nhân phẩm cá nhân và thể chế hiến định Quốc Gia .

Kế đến luật pháp đó chỉ có tư pháp mới có quyền cho phép trong trường hợp cần thiết với án trác có lư chứng , sau đó Hành Pháp mới được áp dụng và chỉ áp dụng theo các điều kiện và thể thức được Quốc Hội cho phép.

Cơ quan Lập Pháp ( hay Quốc Hội ) không thể dùng quyền “ chuẩn y hay bác bỏ luật pháp của ḿnh ” mà lập luật thế nào tùy hỷ và cơ quan Hành Pháp ( Chính Phủ) không thể tự ḿnh ban hành nghị định, quyết nghị, sắc luật, pháp lệnh…ǵ ǵ đó tùy hỷ, cho công an mang rợ ập vào nhà đánh đập, đả thương, bắn giết, bắt giam ai và lúc nào cũng được.

Đó là thói sống mọi rợ, không ai có thể tưởng tượng được ở một Quốc Gia văn minh, tôn trọng Nhân Bản và Dân Chủ:

-         Đối với việc chấp nhận được và thời gian kéo dài việc giảm thiểu tự do cá nhân, chỉ có quan toà mới có quyền định đoạt. Trong trường hợp tự do cá nhân bị giảm thiểu không do quyết định của cơ quan tư pháp, cần phải lập tức đ̣i buộc sự quyết định của tư pháp. Cảnh sát với thẩm quyền của ḿnh không có quyền giam giữ bất cứ ai quá ngày hôm sau khi bị bắt giữ. Mọi chi tiếc sẽ được luật pháp thiết định ” (Điều 104, đoạn 2 Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức). 

Tất cả những cách hành xử vừa kể của cả Lập Pháp, Hành Pháp lẫn Tư Pháp đều sẽ phải được đặt dưới sự kiểm soát của Tối Cao Pháp Viện hay của Viện Bảo Hiến, nơi mà người dân có thể tự ḿnh hay cùng với nhiều người khác, hoặc với các chính đảng đệ  đơn tŕnh bày vấn đề của ḿnh, nếu thấy ḿnh bị cơ chế Quốc Gia lạm quyền, đàn áp.

 

Thể Chế Nhân Bản và Dân Chủ là vậy.

Là Thể Chế trong đó con người được đặt ở địa vị tối thượng và trung tâm quyền lực Quốc Gia.

Con người là chủ thể của quyền lực Quốc Gia hay Dân Chủ.

Quốc Gia là phương thế được tổ chức để phục vụ con người chớ không ngược lại.

 

b) “ …ở những nơi được mở ra cho công chúng .

Những nơi được mở ra cho công chúng: tiệm, quán ăn, bar, pḥng chiếu phim, nhà hát, sân vận động, nhà thờ, chùa chiền, thánh thất

Là những nơi dân chúng có thể đến được với một vài điều kiện ( tín đồ của tôn giáo, khách hàng của cửa tiệm, thành viên của các clubs thể thao, hay trả tiền vé vô cửa).

 

Khác với những nơi riêng tư  , các nơi được mở ra cho công chúng , nhân viên công lực có thể vào và tra xét

 “…trong các trường hợp và theo thể thức luật định, dựa trên nguyên tắc bảo vệ an ninh, tự do và nhân phẩm cá nhân và thể chế hiến định Quốc Gia   (Nguyên tắc 12, đoạn 2, Thể Chế Nhân Bản và Dân Chủ).

Một số khá lớn các nơi được mở ra cho công chúng là những nơi được hoạt động tùy thuộc vào môn bài được cho phép.

Và muốn có được môn bài, ngoài khả năng chuyên môn của chủ nhân, cơ sở địa ốc cũng phải hội đủ điều kiện an ninh và vệ sinh.

Giới hạn vừa kể không liên hệ đến quyền tự do hội hợp, mà liên quan đến nơi chốn được chọn làm nơi hội thảo.

Trong trường hợp cơ sở không có đủ điều kiện luật định vừa kể, nhân viên công lực có thể,

“… v́ lư do an ninh công cộng, hoặc để tránh gây thương tích đối với dân chúng (Nguyên tắc  8, đoạn 2 , id.), ra lệnh giải tán buổi hội.

Nhưng việc đột nhập của nhân viên công lực vào cơ sở vừa nói, chỉ có thể được biện minh v́  lư do kiểm soát các điều kiện luật pháp vừa kể của hội trường, chớ không v́ lư do kiểm soát nội dung hay tiến tŕnh của buổi hội, càng không có lư do để kiểm soát xem buổi hợp có được thông báo cho Chính  Quyền hay không, bởi lẽ các buổi hợp ở nơi riêng tư và nơi được mở ra cho công chúng,

 

                          “…không cần khai báo trước ( Nguyên tắc 8, đoạn 1, id.).

 

Nguyên tắc 8, đoạn 1 Văn Bản Nền Tảng Thể Chế Nhân Bản và Dân Chủ được viết ra dựa trên tinh thần của điều 17, đoạn 2 Hiến Pháp 1947 Ư Quốc.

c) mọi người có quyền tự do hội hợp ôn ḥa và không vơ trang .

Giới hạn bảo đảm của Thể Chế Nhân Bản và Dân Chủ  cho quyền tự do hội hợp là

“ …hội họp ôn ḥa và không vơ trang .

Giới hạn đó nói lên mục đích mà Thể Chế nhằm bảo vệ .

          “…v́ lư do an ninh công cộng và để tránh gây thương tích cho dân chúng (Nguyên tắc 8, đoạn 2, id.).

Thái độ hội hợp ôn ḥa nói lên không có nguyên cớ hiện tại phương hại đến mục đích vừa kể và không vơ trang nói lên không có nguyên cớ tiềm thế ( potentiale) trong tương lai.

 

Dĩ nhiên đó là những yếu tố tối thiểu để bảo đảm cho mục đích Thể Chế Nhân Bản và Dân Chủ nhằm bảo vệ, nhưng không phải là lằn mức duy nhứt.

 

Bởi lẽ ngoài lư do an ninh công cộng và tránh gây thương tích cho dân chúng, các buổi hợp có mục đích bàn luận để vi phạm nhân phẩm con người ( Nguyên tắc 1, đoạn 1, id.) và khuynh đảo  thể chế hiến định Quốc Gia ( Nguyên tắc 12, đoạn 2, id.),  chắc chắn sẽ là những buổi hội họp vi hiến, bị luật pháp đặt ngoài ṿng pháp luật.

 

Ngoài ra, buổi hợp cũng sẽ được coi là vi hiến, nếu các người chủ động, các tham dự viên cũng như khán giả đến để xem các buổi chiếu phim hay tŕnh diển  quang cảnh trái với thuần phong mỹ tục, bị nguyên tắc 5 của Thể Chế  cấm đoán:

 

-         Báo chí, kịch nghệ, phim ảnh, truyền thanh, truyền h́nh và những h́nh thức phát biểu tư tưởng và nghệ thuật khác, không thể bị một sự cắt xén kiểm duyệt nào, nếu được tŕnh bày không trái với thuần phong mỹ tục và không vi phạm đến con người trong danh dự của ḿnh ( Nguyên tắc 5, đoạn 4, Thể Chế Nhân Bản và Dân Chủ).

 

Ôn hoà và không vơ trang là hai đặc tính của buổi họp tự do, dân chủ.

 

Nhưng giả sử đang  buổi họp, xăy ra lời qua tiếng lại giữa một vài tham dự viên đưa đến ấu đă và gây thương tích, buổi hội có bị giải tán không?

Trước hết sự kiện vừa kể là một biến cố lẻ loi, xảy ra bất ngờ, không toan tính, không phải là chủ đích của buổi hội ôn ḥa , và chắc chắn không phải các thành viên tham dự tán đồng thái độ bất đắc dĩ vừa kể.

Do đó một khi có thể tách rời các đương sự có trách nhiệm trong cuộc đấu khẩu hay ấu đă và được họ đồng thuận rời khỏi hội trường, bản chất ôn hoà của buổi họp không có ǵ thay đổi.

Cũng vậy chúng ta cũng có thể phát hiện giữa những người tham dự hội có một vài người vơ trang.

Chúng ta có thể yêu cầu họ rời khỏi hội trường. Buổi hội chỉ có thể bị giải tán, nếu họ cố chấp không chịu ra đi ( A. Pace, in G. Amato, Rapporti civili ( art. 13-20), Commento della Costituzione ,  a cura di G. Branca, Roma-Bologna, 1976, p. 162).

 

d) Đối với những cuộc hội họp ở nơi công cộng, cần phải báo trước .

 

Yếu tố quan trọng trong câu văn vừa trích dẫn: cần phải báo trước , có phải là yếu tố cấu trúc để cho cuộc hội họp được coi là chính đáng không?

Câu trả lời có tầm mức quan trọng, liên quan đến việc nhân viên công lực có thể dựa vào đó để cho phép hay không cho phép cuộc hội họp ở nơi công cộng.

Câu trả lời phủ định, chúng ta có thể t́m được ở đoạn trên đối với đoạn được trích dẫn:

 

Mọi người có quyền tự do hội họp ôn ḥa, không vơ trang và không cần phải báo trước, ở những nơi riêng tư, cũng như ở những nơi được mở ra cho dân chúng ( Nguyên tắc 8, đoạn 1, Thể Chế Nhân Bản và Dân Chủ).

 

Đoạn văn được trích dẫn cho thấy yếu tố không cần phải báo trước hay cần phải báo trước không phải là yếu tố cấu trúc nội tại của cuộc hội họp.

Nói cách khác, trong trường hợp không thể báo trước được hay không báo trước, cuộc hội họp vẫn thành tựu, như trong trường họp các buổi họp ở những nơi riêng tư ” và “ ở những nơi được mở ra cho dân chúng .

Như vậy yếu tố báo trước hay không báo trước chỉ là yếu tố ngoại tại đối với cuộc  hội họp, một yếu tố kỷ luật để giúp cho nhân viên công lực biết để giữ an ninh trật tự ở những nơi công cộng.

Yếu tố cấu trúc chính yếu của cuộc hội họp chính là ư chí muốn gặp gở và bàn luận với nhau, thành phần những tham dự viên, ư muốn đi đến một quyết định chung và có tổ chức.

Và với tất cả những yếu tố đó, khi các tham dự viên cùng tựu họp lại, là họ tỏ ư muốn hành xử quyền tự do hội họp của ḿnh, để thoả măn ước vọng hay nhu cầu nào đó.

Và đó chính là điều Thể Chế Nhân Bản và Dân Chủ đứng ra tuyên bố bảo vệ:

 

“ …nhận biết và bảo vệ các quyền tự do cá nhân, bất khả xâm phạm của con người ” (Nguyên tắc 1, đoạn 1, Văn Bản Nền Tảng Thể Chế Nhân Bản và Dân Chủ).

Do đó, nhân viên công lực không thể v́ lư do “ không  báo trước , có thể giải tán buổi hội.

Có chăng nhân viên công lực có thể xem cuộc họp có hội đủ điều kiện ôn ḥa và không vơ trang hay không và cuộc họp có phương hại đến  an ninh công cộng và gây thương tích cho dân chúng không .

Nhân viên công lực của Thể Chế Nhân Bản và Dân Chủ là vậy, không phải là thành phần được giao phó thi hành quyền lực Quốc Gia để hách dịch, muốn áp bức ai cũng được .

Trong Thể Chế Nhân Bản và Dân Chủ, người thừa hành quyền lực Quốc Gia là người dùng quyền lực như phương tiện để phục vụ người dân trong ḷng Quốc Gia, chủ nhân quyền lực Quốc Gia.

Bởi lẽ nếu chỉ v́ không thể báo trước hay không báo trước mà nhân viên công lực có thể tự ư giải tán buổi hội tùy hỷ, nhứt là giải tán bằng vũ lực và hách dịch đả thương hay giết chóc, bắt bỏ tù, Thể Chế cho phép Chính Quyền vi phạm một loạt các điều khoản liên hệ đến mục đích của Quốc Gia được kể  trên, kể cả nguyên tắc 3 của Văn Bản Nền Tảng về quyền b́nh đẳng của mọi công dân.

Cũng vậy, mặc dầu hội họp chỉ là một cuộc tập họp ngắn hạn, nhưng trong suốt tiến tŕnh của buổi họp, cuộc họp là một tổ chức xă hội trung gian được Hiến Pháp đứng ra bảo đảm,  là nơi con người tham dự như thành phần để phát triển con người của ḿnh:

Quốc Gia nhận biết và bảo vệ các quyền bất khả xâm phạm của con người, con người như cá nhân hay con người như thành phần tổ chức xă hội trung gian, nơi con người phát triển nhân cách của ḿnh ( Nguyên tắc 1, đoạn 3, Thể Chế Nhân Bản và Dân Chủ).

Và buổi họp là một h́nh thức ngắn hạn của tổ chức hiệp hội,  nơi con người cùng công tác với người khác để thoả măn được những ước vọng và nhu cầu mà luật pháp cho phép:

 

Mọi người có quyền tự do  gia nhập hội, không cần xin phép, để đạt được những mục đích mà h́nh luật không cấm đoán đối với cá nhân ( Nguyên tắc 9, đoạn 1 Thể Chế Nhân Bản và Dân Chủ).

Chúng ta cũng có thể coi hội họp như là dụng cụ của hiệp hội hay tổ chức xă hội trung gian, thời gian gặp nhau để bàn luận, đồng ư nhau để đi đến quyết định những ǵ phải làm và phương thế để thực hiện mục đích mà các thành viên tham dự nhằm tới.

Bởi đó hội họp cũng được Thể Chế bảo vệ như các tổ chức xă hội trung gian ( Nguyên tắc 9, đoạn 1, id.).

Và với tư cách là tổ chức xă hội trung gian, cuộc họp được hưởng đủ mọi bảo vệ của Thể Chế, được nêu ra ở nguyên tắc 1, đoạn 3 vừa kể:

 “ Quốc Gia nhận biết và bảo vệ các quyền bất khả xâm phạm của con người, con người như cá nhân hay con người như thành phần xă hội trung gian…”.

- Một h́nh thức hội họp khác chúng ta thường gặp ở những nơi công cộng , đó là các cuộc biểu t́nh và các cuộc rước kiệu tôn giáo.

Chúng ta có thể xem hai trường hợp vừa kể như là những cuộc hội họp di động, được Thể Chế bảo vệ với những điều kiện đă được đề cập.

- Một nhóm bạn bè tụ họp nhau ở công trường hay trên hè  phố để nói chuyện chơi giải trí với  nhau th́ sao?

Chúng ta không thể xem cuộc tụ họp là một buổi hội họp, v́ cuộc gặp gỡ không có chủ đích bàn cải để đi đến một quyết định chung và cũng không hẳn là có tổ chức và do đó cũng không cần phải “ báo trước ”.

Mỗi thành viên của nhóm được Thể Chế bảo vệ quyền tự do di chuyển ( và dĩ nhiên hiểu ngầm là  cả quyền ngừng lại):

Mọi công dân có quyền tự do di chuyển và cư trú trên mọi phần đất thuộc lănh thổ và lănh hải Quốc Gia , ngoại trừ các giới hạn tổng quát theo luật định v́ lư do y tếvà an ninh công cộng ” (Điều 16, đoạn 1, Hiến Pháp 1947 Ư Quốc), miễn là cuộc tập họp của họ không cản trở lưu thông ở công lộ hay trên công trường.

Một nhóm học sinh hay một nhóm người đi du ngoạn có thể được xem là một cuộc hội họp và phải “ báo trước ” với những điều kiện của điều khoản Thể Chế chúng ta đang bàn không?

Trường hợp nhóm người du ngoạn là một cuộc tựu họp hơn là một buổi hội họp.

Trong lúc di chuyển, mỗi người được Thể Chế bảo vệ bằng quyền tự do di chuyển của nguyên tắc 11 vừa đề cập.

Lúc đến nơi, họ có thể dừng lại trước những thắng cảnh, di tích lịch sử, viện bảo tàng, dinh thự để xem tranh ảnh, điêu khắc, “ không cần phải  báo trước ” cho nhân viên công lực.

Bởi lẽ mỗi người cũng được Hiến Pháp bảo vệ quyền được giáo dục, quyền tự do nghiêng cứu khoa học, nghệ thuật của nguyên tắc 6:

Nghệ thuật, khoa học nghiêng cứu và giáo dục  là những lănh vực tự do ” ( Nguyên tắc 6, đoạn 1 Thể Chế Nhân Bản và Dân Chủ),

và dĩ nhiên là quyền tự do di chuyển và cư trú trên mọi phần lănh thổ và lănh hải Quốc Gia (Nguyên tắc 11, đoạn 1, id.),

miễn là sự hiện diện đông đảo của họ không được cản trở lưu thông.

Với những ǵ đă đọc qua, chúng ta nghĩ ǵ về việc công an Cộng Sản ập vào “ tư gia ” anh em Tin Lành ở Sàig̣n mới đây, đánh đập, đả thương, bắn giết và bắt nhốt người, chỉ v́ anh em họp nhau cầu nguyện, khi nhà thờ bị ủi sập, không c̣n nơi nào khác để thờ phượng Chúa ?

Hỏi để chúng ta suy nghĩ về thể chế  Xă Hội Chủ Nghĩa  Dân Chủ Nhân Dân Tập Trung của Cộng Sản Việt Nam (Điều 6, Hiến Pháp 1992 CHXHCNVN) ?

  NGUYỄN HỌC TẬP