Qua hành động tham gia bỏ phiếu ngày Chúa Nhật vừa qua,
dân Iraq đă chứng minh rằng: Nếu được tự do lựa
chọn, người dân nước nào cũng sẵn sàng sử dụng quyền
dân chủ của ḿnh, quyền chọn người đại biểu để lănh
đạo đất nước.
Những người đang nắm quyền cai trị độc tài thường
nói không thể có tự do bầu cử v́ những lư do mạnh mẽ,
như: Dân chúng chưa có thói quen lựa chọn bằng lá phiếu;
tŕnh độ giáo dục thấp nên sợ dân sẽ chọn lựa sai
lầm; người dân c̣n nghèo quá, lo ăn nhiều hơn lo bỏ
phiếu là chỉ có giới trí thức quan tâm; hoặc đất
nước c̣n hỗn loạn hay bị đe dọa về an ninh, cho đảng
phái tranh đấu với nhau sẽ gây chia rẽ.
Tất cả những lư lẽ đem ra để biện hộ cho các chế
độ độc tài phải đem vứt vào thùng rác hết. Không có
nước nào đang ở trong t́nh trạng hỗn loạn như Iraq bây
giờ. Hơn 30 phần trăm dân lao động thất nghiệp. Dân
Iraq chưa bao giờ thí nghiệm chính trị đa đảng, chưa bao
giờ được phép đối lập với nhà nước, không có tự
do ngôn luận, và chính quyền tàn ác cai trị bằng ḷng
sợ hăi của dân suốt 30 năm qua. Người Iraq không được
bỏ phiếu tự do trong hàng thế kỷ qua, mặc dù chế độ
độc tài của ông Hussein lâu lâu lại bắt người ta đi
bầu, cũng nhân danh tinh thần Dân Chủ. Nhưng lần này họ
biết họ được tự do thật. V́ có quân Mỹ cầm súng
đóng vai bảo đảm không cho một chính quyền nào đàn áp
những người đối lập chính trị bất bạo động. Trong
ngày bỏ phiếu, có những người Iraq tuyên bố thẳng là
họ tẩy chay bầu cử, nói thêm rằng họ chỉ ủng hộ ông
Sađam Hussein. Những lời nói đó được tường thuật tự
do, mà người nói không bị bắt, không bị điều tra, hỏi
cung, không lo bị trả thù. Riêng chuyện đó cũng cho người
Iraq thấy sống tự do dễ chịu hơn sống với một chế
độ độc tài.
Những người nổi dậy chống Mỹ đă tạo cảnh hỗn độn
trong mấy tháng qua và gia tăng gấp đôi các hành động
khủng bố trong ngày bỏ phiếu. Nhưng ở các thành phố mà
đa số dân theo giáo phái Shi A, hoặc trong vùng người Kurd
sống và nắm quyền, người dân đi bỏ phiếu rất đông
mặc dù bị đe dọa tới tính mạng. Ở ngay trong các khu
người Shi A hoặc người Kurd, vẫn có những vụ xe đem
chất nổ và bắn sẻ, pháo kích. Thái độ của người dân
cho thấy họ biết họ đông đảo hơn những nhóm khủng bố
và nổi dậy. Họ biết rằng nếu tất cả cùng ra đường,
cùng tới thùng phiếu thi hành quyền dân chủ, th́ các
nhóm khủng bố không đủ quân, không đủ vũ khí để tấn
công tất cả mọi người. Nhưng điều đó không có nghĩa
là ai cũng được an toàn khi ra đường đi tới pḥng
phiếu. Nhưng đại đa số người dân vẫn đi bầu, ai cũng
sẵn sàng liều mạng để chứng tỏ họ rất thiết tha với
quyền bỏ phiếu. Đó là một chứng cớ hùng hồn: Nếu
được tự do lựa chọn, người dân sẽ sử dụng quyền
lựa chọn. Mười năm trước khi chế độ quân phiệt
Miến cho phép các đảng đối lập hoạt động, người dân
đă hành động ngay. Đa số họ bầu cho Liên Minh Dân Tộc
Dân Chủ, và chính quyền quân phiệt phải nuốt lời, hủy
bỏ kết quả đầu phiếu. Người Iraq muốn được sống
dân chủ, người VN hay người Miến Điện cũng như vậy.
Một sai lầm của lănh tụ chống đối Abu al Zarqawi là anh
ta ra lệnh "không ai được đi bỏ phiếu" và đe dọa sẽ
giết bất cứ người nào dám đi bầu. Sự tham dự đông
đảo của người dân chứng tỏ những người nổi dậy,
kể cả Zarqawi, hoàn toàn bất lực trước nguyện vọng dân
chủ của đám đông. Quân khủng bố không đủ sức giết
hết tám triệu, mười triệu người trong số 14 triệu
cử tri ghi danh. Càng tạo ra nhiều vụ nổ và càng giết
nhiều người vô tội, những người nổi dậy càng cho
thấy cảnh bất lực tuyệt vọng của họ. Người dân Iraq
muốn dân chủ thật. Họ dùng hành động đi bầu nói lên
điều đó một cách dơng dạc. Có 84 đảng phái đưa các
liên danh ra tranh cử và 27 ứng cử viên độc lập. Thể
thức là phân bố số ghế đại biểu theo số phiếu nhận
được cho mỗi liên danh, hay cho một ứng cử viên, chọn
từ những người đứng đầu danh sách tr xuống. Quốc
hội sắp tới có 275 ghế, một phần ba phải được dành
cho phụ nữ. Một danh sách, hay một ứng cử viên độc
lập nào chiếm được 1 phần 275 (1/275) tổng số phiếu
bầu th́ chắc chắn được một ghế đại biểu quốc
hội; rồi cứ như thế mà phân bố số đại biểu cho các
liên danh. Cách phân bố ghế trong quốc hội này coi bộ
đứng đắn hơn cách chia các đơn vị bầu cử méo mó
(jeerymandering) ở nhiều tiểu bang tại Mỹ.
Trước ngày bỏ phiếu một tuần lễ, al Zaeqawi đă đưa ra
một thứ "đề cương chính trị" chống dân chủ. Người
thanh niên 38 tuổi gốc Jordan này chưa bao giờ được
chính thức huấn luyện về giáo lư Hồi giáo, nhưng vẫn
tuyên bố rằng chế độ dân chủ là một định chế trái
ngược với Kinh Kuran; do đó đi bỏ phiếu chọn lấy chính
quyền là một hành động phản đạo. Những người như al
Zarqawi hay Osama bin Laden chống những thể chế dân chủ tự
do cho người dân được quyền lựa chọn. Họ nhân danh
quyền tối cao của Thượng Đế, dựa trên một Kinh Thánh,
để tước bỏ quyền tự do lựa chọn của người dân.
Nhưng tất nhiên họ nghĩ rằng chỉ có họ mới biết
Thượng Đế muốn ǵ, cho nên chỉ có họ mới có quyền
nắm đầu muôn dân. Thái độ đó không khác ǵ những
người lănh tu. CS trên thế giới từ thế kỷ trước. Thay
thế " Ư muốn của Thượng Đế "
bằng "Quyền lợi Giai
Cấp Vô Sản thế giới" là Osama bin Laden hay Abu al Zarqawi
có thể đổi thành các lănh tu. CS. Các lănh tu. CS cũng
tự cho là chỉ có ḿnh họ biết đâu là quyền lợi giai
cấp, tất cả những người không đồng ư với họ đều
là phản động. Không những thế, c̣n có tội đi ngược
ḍng lịch sử, cản trở đà tiến hóa của nhân loại nữa!
Những lư luận ấu trĩ đó đă bị dân chúng các nước CS
cũ bác bỏ; và nay là dân Iraq cũng bày tỏ ư kiến. Những
người lănh đạo ở các nước Á rập chung quanh Iraq phải
ngạc nhiên. Vua Abdullah xứ Jordan tuần trước mới nêu lên
mối nguy chính quyền Iran sẽ lợi dụng cuộc bầu cử ở
Iraq để bành trướng " Vành trăng Shi Ạ " Sau ngày Chúa
Nhật vừa qua, vua Abdullah đă phải công nhận, " Người dân
đang thức dậy. Các người lănh đạo Á rập phải biết
mà tiến về phía trước trên đường cải tổ chính trị."
Tuy nhiên, sau khi chứng kiến khát vọng dân chủ của dân
Iraq được biểu lộ trong cuộc bầu cử, chúng ta cũng
phải nhớ rằng cuộc bỏ phiếu chỉ là một bước đầu,
một thứ tuyên ngôn cụ thể. Chế độ và tinh thần dân
chủ chỉ phát triển được ở Iraq nếu những người lănh
đạo đă được bầu lên biết sử dụng quyền hành của
ḿnh theo đúng tinh thần dân chủ. Một trong các yếu tố
đó là không chấp nhận "độc tài của đa số." Người
theo phái Shi A chiếm hơn 60 phần trăm dân số, sau hàng
thế kỷ bị người Sun Ni thống trị, phải thể hiện tinh
thần dân chủ trong việc chia sẻ quyền hành cũng như trong
việc soạn thảo bản hiến pháp sắp tới. Độc tài của đa
số cũng phản dân chủ như độc tài của thiểu số.
Trong cuộc bỏ phiếu vừa qua nhiều người Sun Ni đă tẩy
chay. Nhưng các liên danh Shi A đắc thắng cần biết cách
thu hút những người Sun Ni ôn ḥa tham dự vào chính phủ
mới; và nhất là góp ư kiến cho việc viết bản hiến
pháp mới. Trong ṿng một tháng quốc hội mới phải bầu
một tổng thống và hai phó tổng thống, và người ta có
thể đoán trước sẽ có đại diện của các nhóm người
Shi A, Sun Ni và Kurd. Ba vị trên họp thành một "chủ tịch
đoàn" để chọn thủ tướng theo lối nhất trí, nghĩa là
bất cứ một người nào trong ba người cũng có quyền
phủ quyết. Chính phủ mới phải được quốc hội thông qua
với đa số tương đối.
Nhưng công việc chính của quốc hội sẽ là soạn bản hiến
pháp, mà ai cũng tiên đoán là sẽ theo thể chế liên bang.
Những nhóm thiểu số, người Kurd và người Á rập theo
phái Sun Ni, sẽ muốn trao nhiều quyền tự trị cho các địa
phương; nhóm Shi A chắc muốn tập trung quyền hành vào
thủ đô. Nhưng trong bản hiến pháp lâm thời người ta đă
ấn định vài quy tắc nhằm giảm bớt tranh chấp nội bộ
quốc gia, chắc sẽ được giữ lại trong ho mới. Thí dụ
một quy tắc phân phối tài nguyên quốc gia (hiểu là dầu
lửa) đồng đều cho các tỉnh, chứ không để cho tỉnh
nào nhiều tài nguyên hưởng một ḿnh. Như vậy sẽ tránh
được phần nào việc tranh giành các khu mỏ dầu lửa.
Một quy tắc khác là bản hiến pháp mới chỉ được áp
dụng nếu không bị ba tỉnh phản đối với hai phần ba số
phiếu của người dân trong tỉnh. Như vậy th́ những
người Sun Ni hay người Kurd, chiếm đa số trong ít nhất
ba tỉnh, sẽ có quyền phủ quyết đối với hiến pháp
mới.
Những biện pháp bảo vệ quyền của các nhóm thiểu số
đều giúp chấn an các nhóm này, nhưng đáng chú ư nhất
là những người Sun Ni. Họ đóng vai lănh đạo xứ Iraq từ
thế kỷ trước đây, bây giờ phải đóng vai thiểu số cho
nên chống đối. Họ gồm nhiều người thuộc Đảng Baath
của ông Hussein, nhưng chính ông Thủ Tướng Allawi cũng là
cựu đảng viên Đảng Baath. Đa số những người nổi dậy
là người Á rập ái quốc theo phái Sun Ni. Những tay khủng
bố ngoại nhập thuộc nhóm al Qaeda, như ông al Zarqawi chỉ
là thiểu số.
Tuy nhiên, muốn làm dịu ḷng người Sun Ni, quốc hội và
chính phủ mới sẽ phải mời được sự tham dự của những
học giả và giáo sĩ phái Sun Ni tham gia vào ủy ban soạn thảo
hiến pháp. Trong số đó có những người thuộc Tổ Chức
Hội Đồng Học Giả Hồi giáo, đại diện cho hơn ba ngàn
giáo đường phái Sun Ni.
Tất cả các biện pháp trên có thể giúp làm dịu ḷng
dân, nhưng muốn chính quyền trở nên hữu hiệu th́ vấn
đề sinh tử vẫn là an ninh. Do đó, chắc quân đội Mỹ
sẽ c̣n phải đóng ở Iraq khá lâu, ít nhất cho tới ngày
bầu cử một quốc hội chính thức và chính phủ mới theo
thể thức của bản hiến pháp sẽ ra đời vào cuối năm nay, và sẽ được trưng cầu dân
ư vào cuối năm 2005. Việc an ninh quan trọng nhất. Nhưng ư nguyện chính trị của
dân chúng mới là yếu tố quyết định. Và hiện nay xứ Iraq đang có đà tiến tới, v́
đa số người dân đă lên tiếng: Nếu được quyền lựa chọn, ai cũng muốn sống theo
thể thức dân chủ.
|