Sách Trắng Hà Nội: Nh́n sai lầm về quyền con người

 

Ngày Nay

 

Vào dịp Hà Nội vừa đưa ra cuốn “Sách Trắng” (bạch thư) về t́nh trạng nhân quyền ở Việt Nam hồi trung tuần tháng 8 qua, nhà báo Trọng Kim, chủ nhiệm & chủ bút báo Ngày Nay nhân công tác tại Paris, Pháp đă phỏng vấn kỹ sư Nguyễn Gia Kiểng, thành viên của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên (nhóm Thông Luận cũ). Cuộc phỏng vấn dưới dạng nói chuyện trao đổi ư kiến, phân tích nội dung của cuốn Sách Trắng trên.


PARIS (NN) – Nhận xét về cuốn Sách Trắng (bạch thư) mà Hà Nội vừa công bố về t́nh trạng nhân quyền ở Việt Nam, ông Nguyễn Gia Kiểng, một thành viên lănh đạo của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên đă đưa ra những nhận xét nặng nề theo đó cuốn « sách trắng » của Hà Nội về quyền con người chứa đựng những nhận định sai về khái niệm quyền con người, suy diễn gượng ép, vơ vào, những thách đố xấc xược và những giải thích lúng túng.”
Cũng cần biết, hôm 19 tháng 8 tại Hà Nội, khi công bố cuốn Sách Trắng về nhân quyền ở VN, ông Lê Văn Bàng thứ trưởng ngoại giao, từng là đại sứ VN ở Mỹ, đă ca tụng những thành tựu về việc bảo vệ và thăng tiến quyền con người ở trong nước. Ông Bàng nói rằng cuốn Sách Trắng giúp công luận hiểu được truyền thống và nỗ lực của nhà nước VN trong địa hạt này. Dịp này ông Bàng cũng nói với báo chí rằng có nhiều thế lực thù nghịch đang lợi dụng sự thiếu sót của đất nước để tuyên truyền gây ảnh hưởng xấu cho bộ mặt nhân quyền của VN. Tuy nhiên, cái nh́n của ông Nguyễn Gia Kiểng đă không phản ảnh những ǵ ông Bàng ca ngợi cuốn sách trên. Hăng tin AFP của Pháp ghi nhận lời phát biểu của một nhà ngoại giao Tây phương ở Hà Nội theo đó Sách Trắng về nhân quyền của Việt Nam đầy dẫy những ngôn từ cứng nhắc và giáo điều chứ không có ǵ hứa hẹn là Việt Nam sẽ tích cực cải thiện hồ sơ về quyền con người của họ.
Dưới đây là nguyên văn cuộc nói chuyện của ông Nguyễn Gia Kiểng và Ngày Nay.



TK (Trọng Kim) – Ông cho biết phản ứng đầu tiên sau khi đọc cuốn Sách Trắng về nhân quyền ở VN do Hà Nội vừa công bố.

NGK (Nguyễn Gia Kiểng) - Trước hết, đây là một sự kiện đáng mừng. Lần đầu tiên chính quyền cộng sản Việt Nam đă chủ động công bố một tài liệu chính thức và qui mô về quyền con người. Từ trước tới nay, họ không quan tâm đến vấn đề này, mà chỉ phản ứng bằng ngôn ngữ của lưỡi gỗ trước những tố giác của dư luận thế giới về những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.

Việc công bố cuốn sách trắng chứng tỏ rằng Hà Nội bắt đầu phải quan tâm đến vấn đề nhân quyền, bắt đầu ư thức rằng không thể tiếp tục thách thức dư luận được nữa. Cuộc thảo luận về quyền con người thực sự bắt đầu tại Việt Nam. Cho tới nay đă chỉ có những tổ chức quốc tế, những chính phủ dân chủ và những người dân chủ đặt ra vấn đề nhân quyền, đúng ra là phản đối những vi phạm nhân quyền trong khi chính quyền cộng sản Việt Nam bịt tai lại.
Đây cũng là dịp để những người dân chủ Việt Nam kiểm điểm lại vũ khí lư luận để có thêm sức thuyết phục. Cho đến nay, v́ các quyền con người đă được mọi nước văn minh và mọi nhà tư tưởng nh́n nhận, nên nhiều khi chúng ta quên mất cơ sở lư luận của chúng mà chỉ có một cảm giác mơ hồ rằng đó là một điều hiển nhiên.

Quyền con người

TK – Sách trắng về quyền con người của Hà Nội nói rằng quyền thiêng liêng căn bản nhất của con người là quyền được sống trong độc lập, tự do, và quyền được quyết định vận mệnh của ḿnh.

NGK - Quyền con người không c̣n là một ư niệm mơ hồ có thể giải thích một cách tùy tiện được nữa. Cuộc thảo luận đă ngă ngũ. Các quyền con người được định nghĩa rơ ràng trong lời nói đầu và 30 điều khoản của bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và được bổ túc bởi hai công ước quốc tế, một về các quyền kinh tế, xă hội và văn hóa, một về các quyền dân sự và chính trị. Các văn bản này định nghĩa rơ rệt quyền con người là những quyền của mỗi cá nhân mà các nhà nước phải tôn trọng. Thí dụ như quyền được sống, được luật pháp bảo vệ, được có đời sống riêng không thể xâm phạm – thí dụ như thư tín được bảo mật-, được tự do suy nghĩ và phát biểu, tự do tín ngưỡng, tự do thành lập và tham gia các tổ chức ; tự do bầu cử và ứng cử, được có một chính quyền xuất phát từ bầu cử tự do và lương thiện.
Tất cả những quyền đó định nghĩa một không gian cá nhân mà nhà nước nào cũng phải tôn trọng. Các văn kiện này có mục đích bảo vệ cá nhân trước nhà nước; chúng có mục đích giới hạn thẩm quyền của các chính quyền chứ không bảo vệ các chính quyền. Độc lập là một khái niệm trong liên hệ giữa các quốc gia, không liên hệ với quyền con người.

TK - Tại sao chính quyền cộng sản Việt Nam lại nhất định coi độc lập là nền tảng của quyền con người ?

NGK – Hà Nội, cũng như mọi chế độ độc tài, coi độc lập như là quyền của các nhà nước để muốn làm ǵ tùy ư. Họ vẫn quan niệm quốc gia như là một vùng tự do lộng hành của các tập đoàn cầm quyền. Đó là một lập trường ngoan cố lỗi thời. Ngày nay thế giới văn minh coi quốc gia như một t́nh cảm, một không gian liên đới và một đồng thuận xây dựng và chia sẻ một tương lai chung.
Khái niệm độc lập trở thành rất tương đối trong thế giới liên lập ngày nay. Không có một quốc gia nào, kể cả Hoa Kỳ, là độc lập cả. Hà Nội không phải là không biết điều đó ; sở dĩ họ phải bám lấy khái niệm độc lập là để có thể giải thích lệch lạc tinh thần của bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Thí dụ quyền được quyết định vận mệnh của ḿnh, đúng nghĩa là quyền được sống tự do, được tham gia vào các quyết định chung, nghĩa là được bầu cử và ứng cử tự do, th́ lại được giải thích một cách xuyên tạc là quyền của nhà nước để quyết định một cách độc đoán và tùy tiện thay cho mọi người. Cách giải thích này chỉ duy tŕ được nếu họ dám bất chấp thế giới, nhưng Hà Nội thừa biết rằng họ phải tranh thủ sự chấp nhận của thế giới và họ không thể tiếp tục ngôn ngữ thách đố này.

TK – Có chắc là chính quyền cộng sản Việt Nam ư thức được như vậy không ? Sách trắng khẳng định : « không một nước nào có thể sử dụng quyền con người làm công cụ can thiệp vào công cuộc nội bộ của các quốc gia gây sức ép chính trị, thậm chí sử dụng vũ lực hoặc đặt điều kiện trong các hợp tác kinh tế, thương mại với các nước khác» ?

NGK – Các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc đă kư vào các văn kiện nhân quyền th́ dĩ nhiên có bổn phận khi những quyền ấy bị vi phạm. Vấn đề có quyền can thiệp để bảo vệ nhân quyền hay không không đặt ra nữa ; trái lại, hiện nay đang xuất hiện một khái niệm mới : đó là « bổn phận phải can thiệp » khi các quyền căn bản của con người bị chà đạp.

TK - Kể cả bằng vũ lực như trường hợp Afghanistan và Iraq ?

NGK – Can thiệp bằng vũ lực là một vấn đề khác. Đó là một cách can thiệp chỉ được dùng đến trong trường hợp vạn bất đắc dĩ để ngăn ngừa một nguy cơ lớn. Hoa Kỳ và các nước đồng minh không tấn công vào Afghanistan và Iraq v́ quyền con người mà v́ lư do an ninh. Mới đây các nước dân chủ, do sự thúc đẩy của nước Anh, đă đe dọa can thiệp bằng quân sự vào Sudan để ngăn chặn những cuộc thảm sát. Đe dọa này đă có tác dụng làm chính quyền Khartum chấp nhận thương thuyết để chấm dứt nội chiến bằng ḥa giải dân tộc.

Những quyền tự do

TK – Sách trắng nói rằng chính quyền cộng sản Việt Nam tôn trọng tự do ngôn luận, tự do báo chí và thông tin.

NGK - Cuốn sách trắng này chứa đựng những nhận định sai về khái niệm nhân quyền, đồng thời cũng có những thông tin dối trá, những khẳng định xấc xược, những suy diễn vơ vào rất trái với sự thực, và những biện luận lúng túng. Đây là một thông tin dối trá. Việt Nam không hề có tự do ngôn luận, tự do báo chí. Tất cả những nhật báo, tuần báo, nguyệt san, tạp chí, đều là của nhà nước. Không có báo tư nhân th́ không thể nói đến tự do báo chí. Về quyền thông tin th́ chúng ta đừng quên là Nguyễn Khắc Toàn bị xử 12 năm tù chỉ v́ thông tin về t́nh trạng đồng bào miền quê rủ nhau lên Hà Nội khiếu kiện. Phạm Hồng Sơn bị 5 năm tù chỉ v́ dịch và phổ biến một tài liệu có tính giáo dục về dân chủ. Nguyễn Vũ B́nh bị 7 năm tù v́ viết bài điều trần trước quốc hội Mỹ về t́nh trạng nhân quyền. Cả ba đều vẫn c̣n bị giam giữ, mặc dầu những phản đối phẫn nộ của công luận.

TK – Xin cho một thí dụ về những suy diễn vơ vào trái sự thực mà ông vừa nói.

NGK – Hà Nội khẳng định là Việt Nam có tự do tôn giáo, bằng cớ là các tôn giáo phát triển mạnh. Họ đưa ra con số 20 triệu người có tôn giáo trong năm 2003, tăng 4,5 triệu so với năm 1997. Trước hết phải nhận xét tính tùy tiện của các con số. Chính quyền cộng sản lấy tiêu chuẩn nào để nói rằng vào năm 1997 Việt Nam chỉ có 15,5 triệu người có tôn giáo và con số này là 20 triệu năm 2003 ? Việt Nam có 82 triệu dân ; nếu hỏi mỗi người Việt Nam th́ có quá phân nửa nói là họ có một tôn giáo nào đó. Việt Nam có nhiều người có tôn giáo hơn là con số 20 triệu. Nội một con số này cũng chứng tỏ thái độ thù địch của chính quyền cộng sản Việt Nam đối với các tôn giáo.

Mặc dầu vậy, phải lưu ư cách giải thích ngây ngô, vơ vào của sự gia tăng số tín đồ tổng cộng của các tôn giáo. Quả thực là số người có tôn giáo đă gia tăng trong những năm qua tại Việt Nam, nhưng điều này hoàn toàn không chứng tỏ là có tự do tín ngưỡng. Tôn giáo có đặc tính là càng bị chèn ép th́ càng được hưởng ứng. Thiên Chúa Giáo mất nhiều tín đồ tại Tây Âu, nơi tự do tín ngưỡng hoàn toàn được tôn trọng, nhưng lại phát triển ở các nước cộng sản Đông Âu và Liên Xô, nơi nó bị bài xích như một thứ thuốc phiện ru ngủ quần chúng. Sự phát triển của các tôn giáo c̣n có một ư nghĩa khác. Các tôn giáo đều giống nhau ở ít nhất một điểm, đó là coi cuộc đời này không quan trọng bằng đời sau, hay kiếp sau. Như thế càng bị chà đạp, càng cảm thấy thất vọng và bế tắc trong cuộc sống này, người ta càng t́m đến với các tôn giáo. Sự kiện số người có tôn giáo gia tăng, ở một khía cạnh, chứng tỏ rằng con người bị hắt hủi, nói cách khác quyền con người bị chà đạp.

TK – Ông có nói tới những biện luận lúng túng, chẳng hạn như ?

NGK - Lập luận về tôn giáo trên đây là một thí dụ. Một thí dụ khác là về các tổ chức nhân quyền. Khi được hỏi tại sao các tổ chức nhân quyền như Amnesty International, Human Rights Watch, không được đến Việt Nam, thứ trưởng Lê Văn Bàng, trong buổi họp công bố Sách Trắng, đă trả lời ấp úng là Hà Nội sẽ « xem xét ». Thế nào là xem xét ? Tại sao phải xem xét ? Một chính quyền không vi phạm nhân quyền không bao giờ phải lo sợ các tổ chức nhân quyền đến quan sát tại nước ḿnh. Chúng ta cũng có thể lưu ư sự lúng túng của người đại diện chính quyền cộng sản Việt Nam khi được hỏi về t́nh trạng cơ cực của đồng bào miền núi. Ông ta nói là « hy vọng » sẽ được sự giúp đỡ của quần chúng và bạn bè quốc tế để cải thiện t́nh trạng này. Hy vọng không phải là một chính sách, cũng không phải là một biện pháp.

TK - Về đồng bào miền núi, mà Hà Nội gọi là « miền sâu, miền xa », Hà Nội tuyên bố rằng các miền này đă tăng trưởng 14 % mỗi năm trong những năm qua, nghĩa là gấp đôi mức tăng trưởng quốc gia. Con số này có đáng tin cậy không ?

NGK – Có thể là đúng, nhưng không có nghĩa ǵ cả. Mức tăng trưởng vùng chỉ có tác dụng cải thiện đời sống dân chúng khi có ổn định về dân số. Thực tại ở các vùng núi và cao nguyên là chính quyền đă đem dân ở các vùng khác đến để chiếm đoạt đất đai sinh sống truyền thống của các sắc tộc thiểu số và lập các đồn điền. Đồng bào Thượng mất đất và lâm vào cảnh cơ cực bi đát, điều này giải thích sự phẫn nộ của họ qua các biến động tại Cao Nguyên Trung Phần. Mọi người Việt Nam đều là nạn nhân của những vi phạm nhân quyền, nhưng đồng bào các sắc tộc ít người tại Cao Nguyên Trung Phần là những nạn nhân đau đớn nhất.

Vài điều tích cực

TK – Hà nội tuyên bố họ công bố cuốn sách trắng không phải do áp lực quốc tế, mà là v́ nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập chế độ, 30 năm thống nhất đất nước, và v́ sắp có hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc kiểm điểm 5 năm thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ.

NGK – Lư do thứ ba, sắp có hội nghị Liên Hiệp Quốc kiểm điểm mục tiêu thiên niên kỷ, đúng là một áp lực, bởi v́ mục tiêu thiên niên kỷ cơ bản nhất là thực thi quyền con người. Hai lư do kia vừa ngây ngô vừa khôi hài. Nhân quyền là một vấn đề nghiêm trọng, đâu phải là một tṛ tŕnh diễn để mà liên kết nó với những ngày kỷ niệm.

TK – Nhưng cũng phải nh́n nhận là có một vài thay đổi. Gần đây, Hà Nội đă phóng thích nhiều tù nhân ; sắp tới họ cho biết sẽ c̣n phóng thích thêm nhiều tù nhân nữa. Các vụ án chính trị cũng đă bớt đi phần thô bạo. Trước đây có những người bị giam giữ hàng chục năm không xét xử ; khi có xét xử th́ các can phạm chính trị bị xử nhửng bản án rất nặng, có người bị xử tử, những người khác 20 năm hay 15 năm tù. Trong năm qua, Phạm Quế Dương và Trần Khuê chỉ bị xử 19 tháng tù.
NGK - Việc ân xá cho các can phạm không phải là cải thiện nhân quyền. Tùy theo can phạm nào được trả tự do. Nguyễn Vũ B́nh, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Khắc Toàn, Nguyễn Hồng Quang vẫn c̣n bị giam giữ. Lư do chính khiến Hà Nội phóng thích khá nhiều tù nhân chỉ là v́ có nhiều tù nhân quá, các nhà tù quá chật chội. Và họ cũng chỉ phóng thích tù h́nh sự.
Dĩ nhiên ai cũng thấy là các bản án đă bớt phần thô bạo, nhưng cần phân biệt sự vi phạm nhân quyền và cách vi phạm. Cách vi phạm có bớt đi phần thô bạo nhưng sự vi phạm vẫn c̣n nguyên.

TK - Những vi phạm nhân quyền nào là nghiêm trọng nhất tại Việt Nam?

NGK - Tất cả các quyền căn bản của con người đều bị vi phạm một cách trắng trợn. Nhưng cần lưu ư đặc biệt là quyền thông tin và báo chí. Đặc tính của con người là ngôn ngữ và thông tin, con người sống bằng thông tin và sống trong thông tin. Thông tin là môi trường sinh thái của con người, như cá phải sống trong nước. Vi phạm tới ngôn luận và thông tin là xúc phạm tới chính bản chất của con người.
Sau đó phải đặc biệt quan tâm đến quyền thành lập và tham gia các tổ chức, thường được gọi một cách không chính xác là quyền tự do lập hội trong khi đáng lẽ phải gọi là tự do kết hợp. Theo tôi dư luận va các tổ chức nhân quyền chưa quan tâm đúng mức tới quyền này mặc dầu nó đang bị đàn áp dữ dội nhất. Tự do kết hợp là nền tảng của xă hội dân sự. Như tất cả các chính quyền độc tài, chế độ cộng sản Việt Nam nghiêm cấm các tổ chức để dễ thống trị một đám đông cô đơn. Cần lưu ư là các tập đoàn bạo ngược không cần người dân thương yêu chúng mà chỉ cần người dân đừng thương yêu nhau để kết hợp với nhau và có sức mạnh. Việc cấm đoán các kết hợp có hậu quả vô cùng tai hại cho đất nước. Khoa học tâm lư xă hội đă chứng tỏ một cách rất thuyết phục rằng các kết hợp là môi trường sản xuất ư kiến và sáng kiến và cũng là môi trường của thay đổi và tiến bộ. Một con người cô đơn không phát triển được trí năng, một xă hội trong đó kết hợp bị cấm đoán chắc chắn bị tŕ độn. Chắc chắn phải tranh đấu cho quyền kết hợp v́ nó tối cần thiết cho tương lai đất nước và v́ nó cũng là điều kiện không có không được để có thay đổi. Nguyễn Vũ B́nh và Phạm Hồng Sơn không nói khác đa số thanh niên Việt Nam nhưng họ bị bách hại v́ tham gia Hội Chống Tham Nhũng và Nhóm Dân Chủ.
Cũng phải lưu ư rằng hiện nay tham nhũng là một vi phạm nhân quyền rất nghiêm trọng. Tham nhũng là sự cướp đoạt tài sản của những người bắt buộc phải đút lót, nhưng trên thực tế cũng là sự ngăn cản thực hiện những dự định đă làm tốn nhiều trí tuệ, tài sản và công sức. Một hậu quả cụ thể của sự vi phạm nhân quyền qua tham nhũng là hiện nay, v́ khối lượng tiền bẩn quá lớn mà xảy ra nạn đầu cơ nhà đất để tẩy tiền bẩn. Đối với một cặp vợ chồng trẻ, dù có bằng cấp và khả năng chuyên nghiệp cao, và dù có lương cao, th́ một căn nhà vẫn là một ước mơ ngoài tầm tay. Họ trở thành những kẻ bơ vơ không nhà ngay trên chính đất nước ḿnh. Quyền được có một nơi cư trú xứng đáng cũng là một quyền con người được qui định.

TK – Có thể nói rơ hơn về vũ khí lư luận về nhân quyền không ?

NGK – Cho tới nay v́ đảng Cộng Sản không thảo luận nên những người đ̣i hỏi nhân quyền cũng không cần nhiều lư luận ; vả lại nhân quyền đă được coi là một giá trị phổ cập nên chúng ta coi nó như là một điều hiển nhiên không cần chứng minh và lấy dư luận quốc tế làm trọng tài. T́nh h́nh sẽ khác khi đảng cộng sản Việt Nam bắt buộc phải thảo luận và tranh luận về nhân quyền. Vấn đề quyền con người đặt ra ít nhất bốn câu hỏi : Con người nào, con người cá nhân hay con người thành viên của một tập thể ? Các quyền con người là các quyền nào ? Ai ban phát các quyền này và đâu là nền tảng chính đáng của chúng ? Các quyền này có ngang hàng với nhau không hay có một thứ tự quan trọng ? Tất cả những câu hỏi này cần được trả lời minh bạch nếu chúng ta muốn có sức thuyết phục.

TK – Có điều ǵ tích cực trong cuốn sách trắng của Hà Nội không ?

NGK – Có, đó là việc Hà Nội tuyên bố tiến dần đến việc băi bỏ án tử h́nh. Hy vọng Việt Nam sẽ mau chóng hủy bỏ h́nh phạt dă man này, nó hạ thấp công lư và xă hội xuống ngang hàng với kẻ sát nhân. Hơn nữa Việt Nam hiện nay, nói về tỷ lệ, là một trong những nước hành quyết nhiều nhất và hành quyết một cách man rợ là xử bắn. Ngay cả những tội phạm kinh tế cũng bị xử bắn. Đây là một điều ô nhục. Một xă hội văn minh phải tự vệ bằng những vũ khí văn minh.

TK – Phương châm của nhà nước Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là độc lập, tự do hạnh phúc. Phải chăng đó cũng biểu lộ một định hướng nhân quyền, ít ra trong dài hạn ?

NGK - Trước hết không thể chấp nhận cụm từ «xă hội chủ nghĩa». Ai thích chủ nghĩa xă hội là quyền của họ nhưng không thể áp đặt cho cả nước. Ngay trong tên nước của chế độ đă có vi phạm nhân quyền. Chúng ta sẽ chỉ là Cộng Ḥa Việt Nam thôi. Độc lập là vấn đề giữa các quốc gia, không nằm trong phạm trù nhân quyền. Tự do rất đúng, với điều kiện được hiểu một cách lương thiện. Hạnh phúc là vấn đề thuộc về chọn lựa của mỗi người. Nhà nước có nhiệm vụ tạo điều kiện để mỗi người xây dựng hạnh phúc của riêng ḿnh, theo ư ḿnh, chứ không có quyền quyết định hạnh phúc cho mọi người, như thế cũng là xâm phạm nhân quyền. Những giá trị nền tảng cho một quốc gia lành mạnh là tự do, liên đới xă hội và ḷng bao dung chấp nhận mọi khác biệt. Như thế, nếu cần chọn một phương châm cho chế độ dân chủ sắp tới th́ phương châm đó có thể là tự do, đa nguyên, liên đới.

TK – Ông nhận xét thế nào về các cố gắng tranh đấu cho nhân quyền của người Việt Nam hiện nay ?

NGK – Khá tích cực. Có nhiều tổ chức tranh đấu cho nhân quyền và các tổ chức này thường phối hợp với nhau. Đó là điều rất đáng mừng và tự hào. Tuy nhiên cần giải tỏa một lấn cấn : h́nh như đối với một số người vẫn c̣n sự phân biệt giữa đấu tranh cho nhân quyền được nh́n gần như một hoạt động từ thiện và đấu tranh cho dân chủ được coi là một hoạt động chính trị. Sự phân biệt này rất sai. Các quyền con người được qui định trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và các văn bản bổ túc vạch ra một cách rất minh bạch một chế độ dân chủ. Bản tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền cũng là bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Dân Chủ. Dân chủ và nhân quyền chỉ là cùng một khái niệm nh́n dưới hai góc cạnh khác nhau. Dân chủ là nhân quyền nh́n dưới góc cạnh quốc gia, trong khi nhân quyền là dân chủ nh́n dưới góc cạnh cá nhân.

Trọng Kim
(Paris, 08/2005)