Báo Nhân Dân, cơ quan chính thức của Đảng Cộng Sản Việt Nam, số
ra ngày 29-8-2005 có đăng bài "Đại đoàn kết dân tộc, cội nguồn sức mạnh của
chúng ta", trong đó ông Kiệt viết "đất nước không là của riêng một đảng nào" và
kêu gọi "ngồi lại với nhau" để thực hiện "ḥa hợp dân tộc". Ông Kiệt cũng viết
là những người thuộc chế độ Việt Nam Cộng Ḥa trước đây cũng là những người tốt
và lấy làm tiếc về chính sách tàn nhẫn đối với họ, cũng như chính sách cải tạo
tư sản.
Khoảng cách giữa những người dân chủ trong và ngoài nước, và giữa người Việt
trong và ngoài nước nói chung, có thể nhận thấy qua phản ứng về bài báo của ông
Vơ Văn Kiệt. Đối với người trong nước, bài báo của ông Kiệt là một biến cố đặc
biệt, đối với người ở nước ngoài nó chỉ là một bước tiến khiêm nhường. Cả hai
bên đều có lư.
Nhận định một cách khách quan, ông Vơ Văn Kiệt chỉ là một cấp lănh đạo cộng sản
đă về hưu, và không c̣n quyền thế như ông Trần Độ, hơn nữa đă nói lên quá muộn
những ǵ ông Trần Độ đă nói từ lâu và nói mạnh hơn nhiều. Ông Kiệt cũng thua xa
ông Trần Xuân Bách, ông đă chỉ lên tiếng một cách thận trọng về độc quyền chính
trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam ("đất nước không là của riêng một đảng nào"), ông
không dám thẳng thắng kêu gọi dân chủ đa nguyên như các ông Trần Xuân Bách và
Trần Độ. Riêng ông Trần Xuân Bách c̣n dám lên tiếng tán thành dân chủ đa nguyên
14 năm về trước, ngay vào lúc ông được đề bạt làm tổng bí thư đảng cộng sản, để
rồi bị cách chức khỏi của bộ chính trị lẫn ban bí thư và ban chấp hành trung ương
đảng. Thêm vào đó, bài báo của ông Kiệt được viết trong một bối cảnh chính trị
hổn độn, tranh chấp trong nội bộ đảng cộng sản ngày càng căng thẳng, kỷ luật nội
bộ đang suy yếu. Không hiểu đây là có phải những suy nghĩ thật ḷng của ông Kiệt
hay không ? Dư luận có quyền đặt câu hỏi v́ tất cả những điều ông viết hoàn toàn
mâu thuẫn với những ǵ ông đă làm trước đây, khi c̣n cầm quyền.
Điểm đáng chú ư là bài báo của ông Kiệt đă được đăng trên tờ Nhân Dân, thuộc
quyền kiểm soát trực tiếp ông Nguyễn Khoa Điềm, một người thuộc phe Lê Đức Anh.
Ông Kiệt, kể từ khi thất thế trước Lê Đức Anh sau đại hội 8, đă hầu như bị cấm
cửa trên báo Nhân Dân. Việc báo Nhân Dân đăng bài của ông có thể chứng tỏ phe Lê
Đức Anh không c̣n kiểm soát được bộ máy tuyên truyền của đảng nữa. Sự kiện này
có nghĩa là những tranh chấp nội bộ đảng sẽ được bộc lộ một cách công khai trước
dư luận trong những ngày sắp tới, và tất cả đều có thể xảy ra.
Ông Vơ Văn Kiệt, qua nội dung bài báo nói trên, chỉ đă phát biểu quá trễ những
suy nghĩ đáng lẽ phải có từ lâu, ông đă nói chưa hoàn toàn đúng và chắc chắn là
chưa đủ.
Ông Kiệt vẫn chỉ nói tới "ḥa hợp dân tộc", một khẩu hiệu đă cũ rích của chính
Đảng Cộng Sản Việt Nam. Ḥa hợp dân tộc chỉ có nghĩa là đoàn kết dân tộc, như
chính ông Kiệt cũng nh́n nhận ngay trong bài báo này. Nhưng làm sao có thể có đoàn
kết dân tộc nếu trước đó không có ḥa giải, sau những sai lầm và đổ vỡ quá lớn
mà toàn dân đă chịu đựng, đă là nạn nhân, đặc biệt là những người đă sống dưới
chế độ miền Nam trước đây ?
Ông Kiệt phải là người biết rơ điểm này. Sau ngày 30-4-1975, ông đă là nhân vật
cầm đầu miền Nam Việt Nam. Ông đă có vai tṛ quan trọng trong chính sách hạ nhục
tập thể và bỏ tù hàng loạt. Kế tiếp là những vụ đổi tiền mà thực chất chỉ là cướp
đoạt tài sản của nhân dân miền Nam, bởi v́ mỗi gia đ́nh chỉ được đổi 100 đồng.
Nhiều người quá đau đớn đă tự tử. Rồi những đợt cải tạo công thương nghiệp.
Chính ông Kiệt đă là người chủ xướng và chỉ huy đợt "vượt biên bán chính thức"
trong hai năm 1978 và 1979, trong đó Đảng Cộng Sản Việt Nam hành động như một đảng
cướp bắt giữ con tin, buộc dân chúng miền Nam nộp tiền để có thể ra đi thoát
ṿng kềm tỏa của đảng và nhà nước cộng sản. Tồi tệ nhất là chính quyền cộng sản
đă nhẫn tâm chất hàng ngàn người trên những con thuyền ọp ẹp và không cho họ một
vũ khí nào để tự vệ trước bọn cướp biển. Hàng trăm ngàn người đă là nạn nhân của
bọn cướp biển. Rất nhiều người đă phải chứng kiến cảnh vợ và con gái ḿnh bị hăm
hiếp. Những vết thương này khó có thể hàn gắn, ngay cả với một cố gắng ḥa giải
quả quyết và thực t́nh. Tuy vậy Đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn chưa có một lời xin
lỗi.
Cá nhân ông Kiệt càng có lư do để xin lỗi. Ngay sau khi chính quyền Việt Nam
Cộng Ḥa bị đánh gục và ông Kiệt trở thành một thứ toàn quyền của Hà Nội tại
miền Nam, ông đă cho thủ hạ thành lập các đảng chống đối cuội, như Việt Nam Phục
Quốc, để gài bẫy bắt các thanh niên có ư đồ chống đối. Dù biết rằng họ chỉ là
nạn nhân sa bẫy của chính ông gài ra, ông Kiệt đă không ngần ngại đem xử bắn rất
nhiều người.
Một việc làm vô đạo khác của chính ông Kiệt là đă cho đập phá nghĩa trang Mạc Đĩnh
Chi ở trung tâm Sài G̣n. Mục đích chỉ nhỏ mọn là muốn chiếm một mảnh đất khoảng
một héc ta. Ban đêm ông để cho bọn côn đồ vào nghĩa trang đập phá, đào mồ để kiếm
vàng. Thân nhân những người quá cố đành phải dời mồ, một số thi hài của những
ngôi mồ không có thân nhân tại Việt Nam bị "xử lư", nghĩa là vứt đi. Vết thương
này cũng khó hàn gắn và cá nhân ông Kiệt phải chịu trách nhiệm, v́ đây không phải
là bộ chính trị hay ban chấp hành trung ương đảng lấy quyết định này, mà chính
là ông Kiệt.
Ngoài ra, mọi người cũng không quên là là ông Kiệt là người đă kư sắc lệnh 31/CP
cho phép công an quản chế tùy tiện bất cứ người nào không cần chứng cớ trong
ṿng hai năm. Chưa thấy ông Kiệt lên tiếng yêu cầu bỏ sắc lệnh này.
Nếu Đảng Cộng Sản Việt Nam chưa chịu xin lỗi th́ ít ra cá nhân ông Kiệt cũng phải
xin lỗi v́ những hành động không đúng của chính ông.
Sau gần mười năm đă về hưu và đang ở một tuổi khá cao để không c̣n phải lo ngại
một đe dọa đáng kể nào Ông Kiệt đă chỉ phát biểu được một lập trường hơi không
phải đạo đối với đảng cộng sản. Dù là quá trễ và chưa đủ, nhưng đây vẫn là một
bước tiến trong chiều hướng tốt cần được ghi nhận.
Tại sao các nhà lănh đạo cộng sản phải chờ đến khi về già, không c̣n giữ quyền
hành trong tay nữa mới nghĩ đến quyền lợi của dân tộc và đất nước ?
Người Việt Nam có thể quên và sẵn sàng quên những hận thù, nhưng với điều kiện
là phải có sự ṣng phẳng.
|