NHẬN ĐỊNH ( 1 ) |
Bạch Thư Nhân Quyền Của Bộ Ngoại Giao |
CỘNG SẢN VIỆT NAM |
|
Nhân đọc trên Net cuốn Bạch Thư “ Thành tựu bảo vệ và phát triển quyền con người ở Việt Nam ” do Bộ Ngoại Giao CSVN phát hành, với mục đích “ …giúp dư luận thể giới hiểu rơ và đúng đắn về truyền thống bảo vệ và phát triển quyền con người ở Việt Nam…” ( trg. 1), người viết cũng muốn có đôi lời góp ư, bổ túc thêm, để nhiều người “ hiểu rơ và đúng đắn ” hơn những ǵ Bộ Ngoại Giao CSVN muốn nói và có lẽ nói chưa hết ư. 1 - Ngay ở ḍng thứ tư của Lời Nói Đầu ( trg. 1) ai cũng nức ḷng được biết bác Hồ thân yêu có ḷng yêu nước thật nồng nhiệt, muốn giải phóng đất nước khỏi ngoại bang, dành tự do độc lập cho dân tộc: — “ ...ngày 2 tháng 9 năm 1945, khai sinh ra nước Việt Nam độc lập, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đă khẳng định “ tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra b́nh đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sinh sống, quyền sống sung sướng và tự do ”. Thật ra tư tưởng yêu nước nồng nàn vừa kể của bác Hồ không có ǵ mới lạ, bác chép dường như nguyên văn của Tiền Đề Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ 1776: — “ Mọi người đều được dựng nên b́nh đẳng như nhau, được Đấng Tạo Hoá ban cho một số quyền bất khả nhượng. Trong các quyền nầy, quyền được bảo toàn mạng sống và quyền tự do t́m kiếm hạnh phúc là các quyền thượng đẳng ”. Nhưng bác có ư bỏ đi động từ ở thể thụ động “ được dựng nên ” và danh từ “ Đấng Tạo Hoá ”, cho thấy con người vô thần của bác, mặc dầu có tin đồn rằng v́ quyền lợi chính trị, bác đă gạt một vài vị trong công giáo rửa tội cho bác đến hai ba lần, không biết có thiệt không? Trở lại câu nói của bác, “ tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra b́nh đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và tự do ” , cho thấy bác hy sinh vào rừng, theo du kích , đánh ngoại bang để “ khai sinh ra nước Việt Nam độc lập ”, không biết có phải là công của một ḿnh bác không, nhưng dù sao đi nữa, kiến thức của bác cho dân tộc sống sung sướng và tự do chỉ có đến mức đó. Chống ngoại bang, “ khai sinh ra nước Việt Nam độc lập ”, bảo đảm cho dân tộc được tự do, khỏi ngoại bang đô hộ, nhưng bác không có được kiến thức khá hơn, tiền liệu sao cho “ trâu ḅ khỏi hút nhau, chém lộn nhau, chà đạp nhau ở trong chuồng, biến cuộc sống trong chuồng thành cuộc sống thú vật ”. Và v́ không có đủ kiến thức để tiền liệu được cho đất nước một cuộc sống khá hơn, chỉ thị cho những ai nối nghiệp bác phải thi hành, tạo ra một thể chế nhân bản và dân chủ mà “ nước Việt Nam độc lập ” được bác để lại làm vi sản vẫn phải chao đảo trong cuộc sống bán khai, sau trên 30 năm thống nhứt đất nước trong “độc lập, tự do, hạnh phúc ” của Xă Hội Chủ Nghĩa. Rất tiếc không biết sao từ ngày “ khai sinh ra nước Việt Nam độc lập ”, 2.9.1945 cho đến ngày bác tắt thở, bác vẫn bưng tai bịt mắt, đầu óc tối tăm, không thấy được gương tái thiết sáng lạn đất nước của Cộng Hoà Liên Bang Đức, đồng thời trong cuộc sống với bác, sau khi họ đă vứt bỏ được Hitler, tên độc tài hét ra lửa và dă man như thú vật, thủ tiêu hàng triệu người trong các ḷ sát sinh. Để tránh cảnh “ trâu ḅ hút nhau, chém lộn nhau, chà đạp nhau trong chuồng ”, người dân Đức đă nêu lên nguyên tắc tối thượng trong cuộc sống quốc gia của họ, tuyên bố ngay ở điều khoản đầu tiên của Hiến Pháp: — “ Phẩm giá con người bất khả xâm phạm. — Như vậy dân tộc Đức nhận biết các quyền bất khả xâm phạm và bất khả nhượng của con người như là nền tảng của mọi cộng đồng nhân loại, của hoà b́nh và công chính trên thế giới. — Các quyền căn bản của con người sẽ được kể sau đây là những quyền có hiệu lực bắt buộc đối với lập pháp, hành pháp và tư pháp, là những quyền có giá trị bắt buộc trực tiếp ” (Điều 1, đoạn 1, 2 và 3 Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức) Giá mà bác sáng suốt hơn, biết lấy lư tưởng tôn trọng nhân phẩm con người làm Thể Chế Nhân Bản và Dân Chủ tổ chức quốc gia thay v́ Xă Hội Chủ Nghĩa, mà cả Liên Bang Sô Viết và các quốc gia Đông Âu đều vứt vào sọt rác từ trên 10 năm nay, th́ ngày nay Bộ Ngoại Giao CSVN có cần ǵ phải ra Bạch Thư Nhân Quyền để biện hộ, thanh minh với thế giới. Người Đức với Thể Chế Nhân Bản và Dân Chủ của họ, đă biến Cộng Hoà Liên Bang Đức thành quốc gia tân tiến nhứt Âu Châu, đâu có cần ra Bạch Thư Nhân Quyền thanh minh, biện hộ với ai. Đâu có ai tố cáo Cộng Hoà Liên Bang Đức ăn ở mọi rợ, đàn áp con người, tha hoá con người như thú vật, khiến họ phải thảo ra Bạch Thư Nhân Quyền để biện hộ, để “ giúp thế giới hiểu rơ và đúng đắn về truyền bảo vệ và phát triển con người ” như Cộng Hoà Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đâu! Nói như vậy, để ai muốn hiểu th́ hiểu. 2 - Ở một đoạn khác Bộ Ngoại Giao cũng cho mọi người biết tất cả thành tâm thiện chí của Nhà Nước cố gắng thi hành để tôn trọng và bảo vệ quyền con người: — “ Nhà Nước Việt Nam không chỉ khẳng định sự tôn trọng và bảo vệ quyền con người, mà c̣n làm hết sức để bảo đảm và thực hiện quyền con người trên thực tế, thông qua việc xây dựng và không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực thi các biện pháp cụ thể, nhằm phát triển kinh tế, văn hoá xă hội, để mọi người dân có cuộc sống ngày càng đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần” (Lời Nói Đầu, trg. 1). Trước hết đọc những lời vừa kể, ai cũng phải nghiêng ḿnh thán phục thành tâm thiện chí của “ Nhà Nước Việt Nam ” ḿnh, đă dốc cả trí nảo lẫn gân cốt, bắp thịt, “ …làm hết sức để bảo đảm và thực hiện quyền con người trên thực tế ”. Nhưng chính việc cả thế giới phản đối, tố cáo “ Nhà Nước Việt Nam ” ḿnh không tôn trọng nhân quyền, chà đạp tự do con người và tha hoá nhân phẩm khiến Bộ Ngoại Giao của “ Nhà Nước Việt Nam ” phải ra Bạch Thư để phân bua với thiên hạ, chạy lỗi cho “ Nhà Nước Việt Nam ” ḿnh , cho thấy khả năng trí tuệ cũng như sức lực thể xác của “ Nhà Nước Việt Nam ” ḿnh không có ǵ đáng kể. Từ năm 1975 đến nay, năm 2005, đă trên dưới 30 năm, “ Nhà Nước Việt Nam ”, từ ngày nước ḿnh được “ thống nhứt ”, đă “ làm hết sức để bảo vệ và thực hiện quyền con người trên thực tế ”, vậy mà cả thế giới vẫn c̣n, lên án, tố cáo, đả đảo. Điều đó cho thấy “ Nhà Nước Việt Nam ” ḿnh không có đủ trí tuệ sáng suốt để chọn lựa đúng đắn đường lối chính trị quốc gia và cũng không có phương cách hành xử hiệu năng, để áp dụng vào thực tế. Những ǵ vừa nói cho thấy rằng muốn quản trị quốc gia, chỉ có thiện chí thôi, dốc hết tâm lực với tất cả ḷng thành tâm thiện chí của ḿnh, “ làm hết sức để bảo đảm và thực hiện quyền con người trên thực tế ” thôi, nếu có, cũng chưa đủ! Người quản trị hay nhóm quản trị cần có đủ khả năng lư trí, có nhận xét để lựa chọn chính hướng đúng đắn và phương thức áp dụng hiệu năng, để không phung phí tài nguyên quốc gia và tạo được năng suất cao nhứt có thể, làm lợi ích cho từng người dân và cho cộng đồng quốc gia. Đó là mục đích của chính trị. Đối với một cơ sở thương mại, kỹ nghệ, nhận thức sai lạc và phương thức áp dụng không hiệu năng sẽ đưa cơ xưởng đến phá sản. Đối với việc quản trị quốc gia cũng vậy. Quốc Gia không được hướng dẫn bằng đường lối chính trị đúng đắn và quản trị hiệu năng là quốc gia phá sản, không sao tránh được. Bởi đó ở các quốc gia tân tiến Tây Âu không ai giao toàn quyền lănh đạo và quản trị cho một ḿnh Đảng và Nhà Nước, để “ Nhà Nước Việt Nam ” ḿnh, đơn thân độc mă, hành xử quyền bính lănh đạo và quản trị cách nào tùy hỷ, với cả thiện chí “ làm hết sức để bảo đảm và thực hiện quyền con người trên thục tế ” hay “ ngồi chơi xơi nước ”, làm lợi cho bè đảng, thiên vị cho phe phái cũng vậy. Trong thể chế dân chủ, quyền hành được giao phó phải luôn luôn c̣n được kiểm soát: — Quốc Hội có thể bất tín nhiệm và “ Nhà Nước Việt Nam ” ḿnh bắt buộc phải từ chức, nếu đường lối chính trị bị Quốc Hội cho là sai lạc hay phương thức quản trị không hiệu năng, trúc gánh nặng lên đầu lên cổ dân chúng, dân chúng bị kềm kẹp vào giảm thiểu tự do (Điều 68 Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức). — Sự hiện diện của các chính đảng đối lập, tự nó đă là tiếng chuông cảnh tỉnh giới đương quyền của “ Nhà Nước Việt Nam ” ḿnh, rằng nhiệm kỳ của họ được tính từng giờ, từng ngày một và sẽ kết thúc trong kỳ bầu cử tới, nếu họ không có đường lối chính trị lănh đạo quốc gia đúng đắn và chương tŕnh quản trị hiệu năng. “ Dân Chủ Luân” phiên là một trong những đặc tính bảo đảm lư tưởng đúng đắn và hiệu năng cho quốc gia ( Gherig, Gewalenteilung zwissen Regierung und parlamentarische Opposition, in DVBL, 1971, 633 s). — Các chính đảng đối lập có quyền cắt xén, sửa đổi, ngăn chận qua việc bỏ phiếu bất tín nhiệm hoặc nhờ sự can thiệp của Viện Bảo Hiến (Điều 63, 68, 93, Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức). — Viện Bảo Hiến có quyền kiểm soát tính cách hợp hiến hay vi hiến cách hành xử và luật pháp của cả Quốc Hội, Chính Quyền lẫn Tư Pháp để bảo đảm cho lư tưởng nhân bản đă được Hiến Pháp tuyên bố ngay ở điều khoản đầu tiên (Điều 18; 21; 93,2; 100 và 104, id.). — Thượng Viện có thể bát bỏ các đạo luật được Chính quyền soạn thảo và Hạ Viện chuẩn y, có phương hại đến quyền lợi các Tiểu Bang và Cộng Đồng Địa Phương (Điều 77, 1: 81, 1,2 và 3 id.). — Tổng Thống có thể giải tán Hạ Viện, trong trường hợp Hạ Viện hành xử vô trách nhiệm, phương hai đến lợi ích quốc gia (Điều 63, 3; 68, 1, id.). — Các Cộng Đồng Địa Phương có quyền — * đề xướng dự án luật pháp quốc gia (Điều 71; 121 Hiến Pháp 1947 Ư Quốc) — *không đồng thuận với các đạo luật do Chính Quyền và Quốc Hội chuẩn y, có quyền triệu tập trưng cầu dân ư băi bỏ đạo luật bất lợi, phản nhân bản và dân chủ hay không hiệu năng trong cuộc sống quốc gia (Điều 75, đoạn 1 Hiến Pháp 1947 Ư Quốc), — Chủ Tịch các Vùng có quyền tham dự các phiên họp của Hội Đồng Nội Các Chính Phủ, để nói lên nhu cầu và ước vọng của dân chúng sở tại, không những chỉ liên quan đến vấn đề địa phương mà cả đến tổ chức công ích quốc gia ( T. Martines; Lineamenti di diritto regionale, Giuffré, Milano 1997, 99). — Các tổ chức xă hội trung gian gia đ́nh, hiệp hội giáo dục, văn hoá, nghệ thuật, thể thao, cộng đồng tôn giáo, nghiệp đoàn kinh tế và lao động có quyền nói lên tiếng nói của ḿnh để góp ư kiến xây dựng và cảnh tỉnh những sai trái của giới lănh đạo quốc gia (Điều 99, Hiến Pháp 1947 Ư Quốc) — Người dân có quyền — * tham dự vào việc quản trị tài nguyên và phục vụ xứ sở (Điều 7, Đạo luật 241/90 Ư Quốc), *được Chính Quyền được thông báo các quyết định đường lối chính trị quốc gia và chương tŕnh quản trị (Điều 2; 7; 22 id.). * được Chính Quyền lắng nghe tŕnh bày ư kiến (Điều 9; 10 id.).
* được biết ai là người chịu có bổn phận duy nhứt trong Chính Quyền, chịu trách nhiệm để trả lời thoả đáng nghi vấn của ḿnh (Điều 4, id.). * có quyền không bị Chính Quyền coi rẻ, ngược đăi, phải chờ đợi ngày nầy qua ngày khác đối với những liên hệ mà Chính Quyền phải giải quyết (Điều 1; 8, id.). * có được mối liên hệ chắc chắn đối với Chính Quyền, biết đâu là bổn hận của ḿnh và đâu là quyền hạn Chính Quyền phải tôn trọng (Điều 2; 19; 20, id.)… Tất cả những ǵ vừa kể, thiên hạ ở các nước tân tiến áp dụng để định lượng đường hướng đúng đắn và áp dụng hiệu năng của Chính Phủ. Không biết những ǵ chúng tôi vừa trích dẫn có một giá trị nào đối với Đảng và Nhà Nước ḿnh trong việc “ làm hết sức để bảo đảm và thực hiện quyền con người trên thực tế ” hay không, hay Đảng và Nhà Nước ḿnh muốn ra luật và hành xử cách nào tùy hỷ, không cần quan tâm đến đường lối chính trị hữu lư và phương thức áp dụng hiệu năng để bảo đảm nhân phẩm con người? Hay Đảng và “ Nhà Nước Việt Nam ” ḿnh khoát ngoài tai, bởi lẽ tự coi ḿnh là kẻ thắng trận, thắng Mỹ- Ngụy, nên luôn luôn tự tại và vĩnh viễn là — “ Đảng Cộng Sản Việt Nam, đội tiền phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lănh đạo xă hội ” (Điều 4 Hiến Pháp 1992 CSVN). Như vậy muốn áp đặt lên đầu lên cổ dân chúng quyền lực cách nào và bao nhiêu tùy hỷ! C̣n nữa, nếu cách tổ chức cơ chế của ḿnh là lối tổ chức độc tài, chỉ có Xă Hội Chủ Nghĩa, Mác-Lênin và Hồ Chí Minh là “đỉnh cao trí tuệ ”, không hề muốn nghe ai, không đối thoại với ai, để nghe biết phải quấy là làm việc hiệu năng v́ công ích của đất nước, — “ Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc dân chủ tập trung ” (Điều 6, đoạn 2 Hiến Pháp 1992 CSVN ), mọi quyền hành đều tập trung vào tay Đảng, th́ cho dầu “ Nhà Nước Việt Nam ” ḿnh có “ làm hết sức để bảo đảm và thực hiện quyền con người trên thực tế ” thêm 30 hay 40 năm nữa, dân chúng vẫn c̣n tha oán v́ nhân phẩm con người vẫn bị chà đạp và các quyền căn bản bất khả xâm của con người chẳng được ai tôn trọng, các “ nước ngoài ” vẫn lên án, vẫn tố cáo và “ Bộ Ngoại Giao ” ḿnh vẫn phải ra Bạch Thư để giải độc. Gương của Nga và Đông Âu vẫn c̣n đó. Sau trên 70 năm Xă Hội Chủ Nghĩa vĩ đại, Tổng Thống Boris Etlsin đă đặt Đảng Cộng Sản và Cộng Sản Chủ Nghĩa hay Xă Hội Chủ Nghĩa tối tăm, chà đạp nhân phẩm và các quyền căn bản của con người ra ngoài ṿng pháp luật và dân chúng đă ùa nhau ra công trường đỏ kéo nhào tượng của Lênin xuống và đập tan nát cho hả giận năm 1991. Các nước Đông Âu cũng theo đó vứt Xă Hội Chủ Nghĩa mê muội vô nhân vào sọt rát. Dân Đông Đức đă đứng lên đập tan bức tường ô nhục, phi nhân ở Bá Linh và trùm Cộng Sản Honnecker cuối cùng phải tháo chạy. Người dân Động Đức được giải phóng, ùa sang Tây Đức, thiên đàng của thể chế Nhân Bản và Dân Chủ, nơi mỗi con người đều có phẩm giá của ḿnh và các quyền căn bản cá nhân là những quyền tối thượng: — “ Nhân phẩm con người bất khả xâm phạm — Những quyền căn bản bất khả xâm phạm và bất khả nhượng của con người được kể sau đây là những quyền có giá trị bắt buộc đối với lập pháp, hành pháp và tư pháp, là những quyền có giá trị bắt buộc trực tiếp” (Điều 1, đoạn 1 và 3 Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức). Ai có tai nghe, th́ hăy nghe! 3- Một trong những lư do kế đến được Bộ Ngoại Giáo CSVN viện cớ để bênh vực cho “ Nhà Nước Việt Nam ” ḿnh sau 30 năm, “ thống nhất đất nước ” trong “ Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc” ( và chắc cũng có thể sau 70 năm như ở Nga và Đông Âu, như vừa kể ), vẫn bị cộng đồng quốc tế hay “người nước ngoài ” lên án không tôn trọng nhân quyền là — “ Do khác biệt về hoàn cảnh lịch sử, chế độ chính trị, tŕnh độ phát triển, giá trị truyền thống văn hóa…, nên cách tiếp cận về con người mỗi quốc gia có thể khác nhau ” (Chương 1, trag. 1). Chưa hết, Bộ Ngoại Giao CSVN c̣n có thái độ hách dịch và coi thường cộng đồng quốc tế, kể cả Liên Hiệp Quốc về vấn đế nhân quyền, khi họ cho rằng — “ Không một nước nào có quyền áp dụng mô h́nh chinh trị, kinh tế, văn hóa ḿnh cho một quốc gia khác ” ( id.). Đó là h́nh thức “ viện cớ tiện nghi ”, núp dưới bóng “ không được can thiệp vào nội bộ ” để hành xử quyền lực, đàn áp con người, tác oai tác quái tùy hỷ. Hitler cũng đă hô hào không khác ǵ, để tiện nghi đưa bao nhiêu triệu người vào ḷ sát sinh, nhứt là người Do Thái. Và quân đội đồng minh đă dội hàng trăm ngàn tấn bôm xuống Đức Quốc và các quốc gia chư hầu, cũng như đổ bộ lên Normandie, Sicilia và Cività Vecchia để diệt con ác qủy khát máu, coi người như thú vật. Mới đây khối Liên Pḥng Bắc Đại Tây Dương ( Nato ) cũng đă dội hàng trăm ngàn tấn bôm xuống đầu Milossovich của Nam Tư, hết ra lửa, đang có đồ án tàn sát, diệt chủng đối với dân Albania và Montenegro, khiến tên độc tài khiếp đảm bỏ chạy, bị khối Nato bắt nhốt và đang chờ ngày ra Toà Án Quốc Tế về Nhân Quyền ở Ajax. Cộng Đồng Quốc Tế có quyền hay không “ áp dụng mô h́nh chính trị, kinh tế, văn hoá ḿnh cho một quốc gia khác ” khi một quốc gia độc tài, xem con người như thú vật? Chúng tôi nghĩ rằng Bộ Ngoại Giao CSVN có thể tự rút lấy câu trả lời, qua những ǵ vừa kể, để khỏi lập lại những lư do “ viện cớ tiện nghi ” của ḿnh, cho Đảng và Nhà Nước tự tung tự tác tác oai tác quái tùy hỷ, đàn áp và tha hoá con người. Đọc lại điều 1 của Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức, chống lại thái độ thú vật của Hitler cũng như các lối “ viện cớ tiện nghi ” của Milossovich và của Bộ Ngoại Giao CSVN trong tương lai, lư luận tự đắc của Bộ Ngoại Giao CSVN là những lối lư luận không có lư chứng: — “ Nhân phẩm con người bất khả xâm phạm! ” (Điều 1, đoạn 1 Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức). Câu tuyên bố ngắn ngủi của Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức có hiệu lực là một mệnh lệnh. Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức, Hiến Pháp chống lại và pḥng ngừa độc tài có thể trở lại của Hitler và đồng bọn, cũng như những ai muốn theo gương tên sát nhân, không tuyên bố: — Trên lănh thổ Đức, — Đối với người công dân Đức, nhân phẩm con người bất khả xâm phạm. Mà là : “ Nhân phẩm con người bất khả xâm phạm !”. Điều đó nói lên mệnh lệnh của Hiến Pháp có giá trị bất cứ ở đâu, đối với bất cứ ai và bất cứ lúc nào. Hể là con người, th́ không ai có thể vi phạm nhân phẩm của họ! Làm sao chúng ta có thể xác tín ai là con người? Chính bản thể nhân loại của họ xác nhận cho chúng ta. Bản thể là ǵ? Và đây là câu định nghĩa La Ngữ của môn Siêu H́nh Học: — “ id, quo res est id, quod est, in eo ordine, in quo est ” ( là một thực thể mà nhờ thực thể đó, một hữu thể được xác định, trong thứ bậc, mà hữu thể đó hiện hữu ” Như vậy theo định nghĩa tổng quát vừa kể, “ bản thể nhân loại là thực thể mà nhờ đó con người được xác định là con người, trong thứ bậc hiện thể con người của ḿnh ”. Nói cách khác, bất cứ ai, da trắng, da vàng, da đen, người nam hay người nữ, văn minh hay bán khai, hể có được bản thể nhân loại, hay thực thể mà nhờ đó họ được xác định là con người, trong thứ bậc con người, họ không thể là thú vật, bất cứ ở đâu, lúc nào và đối với bất cứ ai. Và đă là người, ở bất cứ nơi nào, thời điểm nào và đối với bất cứ ai, do bản thể của họ đ̣i buộc, con người đều có những nhu cầu như nhau để nhân phẩm của ḿnh được tôn trọng và quyền làm người được bảo đảm, có một cuộc sống xứng đáng với địa vị con người của ḿnh. Điều vừa kể cắt nghĩa tại sao Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức tuyên bố một mệnh lệnh ngắn ngủi, có giá trị phổ quát, vượt lên trên mọi biên giới, sắc tộc và thời điểm: — “ Nhân phẩm con người bất khả xâm phạm !”. Mệnh lệnh có giá trị phổ quát trên được giải thích thêm ở cùng một điều khoản: — “ Như vậy dân tộc Đức nhận biết các quyền bất khả xâm phạm và bất khả nhượng của con người là nền tảng chung sống thân hữu của mọi cộng đồng nhân loại, của ḥa b́nh và công chính trên thế giới ” (Điều 1, đoạn 2, Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức). Điều khoản vừa kể cho thấy cách viện cớ để bào chữa cho rằng việc không tôn trọng hay chưa tôn trọng đủ nhân phẩm và các quyền bất kả xâm phạm của con người, khiến cộng đồng quốc tế lên án và tố giác “ Nhà Nước Việt Nam ” ḿnh, do “ hoàn cảnh lịch sử, chế độ chính trị, tŕnh độ phát triển, giá trị truyền thống văn hoá…” là lối viện cớ ngụy biện, “viện cớ tiện nghi ”. Hể ở đâu con người có được bản thể của họ là con người, th́ họ là con người, với nhân phẩm và các quyền bất khả xâm phạm phải được kính trọng và bảo vệ để có được cuộc sống xứng đáng với phẩm giá con người: — “ Nhân phẩm con người bất khả xâm phạm ”. Không phải chỉ có người Đức, người Pháp, người Anh, người Mỹ là người, do chính bản thể con người của họ xác định, nên họ mới tuyên bố “ mỗi người được dựng nên b́nh đẳng như nhau, được Đấng Tạo Hoá ban cho một số quyền bất khả xâm phạm và bất khả nhượng. Trong các quyền nầy, quyền được bảo toàn mạng sống và quyền tự do t́m kiếm hạnh phúc là những quyền thượng đẳng ” ( Tiền Đề Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ 1776), c̣n những người khác, người mủi xẹp, da vàng như dân Việt Nam không phải là người hay là người nhưng v́ “ hoàn cảnh lịch sử, chế độ chính trị, tŕnh độ phát triển, giá trị truyền thống văn hoá…”, nên ai muốn đánh đập, bắt nhốt, bắn giết cũng được, bởi lẽ họ không được bản thể nhân loại của họ xác nhận họ là người, có cùng nhu cầu và ước vọng sống như người Đức, người Pháp, người Mỹ. Ở Đức, bất cứ ai thử hành hạ, đánh đập, bỏ đói và bỏ rơi con chó xem ra sao? Bị phạt từ 3 tháng đến 6 năm tù. Ở Cộng Hoà Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, con người có thể bị công an xâm nhập tư gia, chửi bới, đánh đập, bắn giết, bắt tù. Con người ở Cộng Hoà Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam bị đối xử thua con chó ở Đức! Bởi lẽ nếu con người ở Việt Nam là người, với “ Nhân phẩm con người bất khả xâm phạm ”, không ai có thể hiểu được lư do tại sao công an ập vào tư gia chửi bới, đánh đập, bắn giết, bắt bỏ tù anh em Tin Lành, khi anh em họp nhau để thờ phượng Chúa, một cuộc họp bất bạo động và không vơ trang, phải họp nhau tại tư gia v́ nhà thờ của anh em bị Chính Quyền cho người ủi sập. Đó là hành vi hống hách, xử dụng tùy hỷ quyền lực quốc gia và là thái độ thú vật của công an “ Nhà Nước Việt Nam ” ḿnh, vi phạm — tự do cá nhân (Điều 13, Hiến Pháp 1947 Ư Quốc), — tự do gia cư (Điều 14, id.), — tự do hội họp (Điều 17, id.), — tự do tuyên xưng và truyền bá đức tin (Điều 19, id.). Hành động mọi rợ, đối xử với con người như thú vật vừa kể không thể quy trách cho “hoàn cảnh lịch sữ, chế độ chính trị, tŕnh độ phát triển, giá trị truyền thống văn hóa…”. Lịch sử, phát triển và truyền thống văn hóa của một nước Việt Nam “ bốn ngàn năm văn hiến”, có chăng chỉ bị “…chế độ chính trị ” của thể chế Xă Hội Chủ Nghĩa mọi rợ biến con người thành thú vật, con người ở Cộng Hoà Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thua con chó ở Đức. V́ nhân phẩm và các quyền tối thượng của con người Việt Nam, có quyền sống xứng đáng với nhân phẩm con người của ḿnh như các dân tộc khác trên thế giới, chúng tôi ao ước “Đảng và Nhà Nước ” ḿnh hăy vất xuống hầm phân Xă Hội Chủ Nghĩa mọi rợ, như Nga và Đông Âu đă làm. — “ Mọi bạo lực trên thể xác và khủng bố tinh thần của người bị giảm thiểu tự do, đều sẽ bị trừng phạt ” (Điều 13, đoạn 4 Hiến Pháp 1947 Ư Quốc) — “ Không có bất cứ trường hợp nào một quyền căn bản của con người có thể bị tổn thương đến nội dung thiết yếu của nó ” (Điều 19, đoạn 2 Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức). |
|